Khi ăn khoai lang, bạn cần chú ý những điểm này để nhận đượng lượng dinh dưỡng tối đa, tốt cho sức khỏe.
Thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn khoai lang
Thời điểm vàng để ăn khoai lang chính là lúc khoai mới được đào lên. Khi đó, khoai giàu dưỡng chất nhất. Càng để lâu, giá trị dinh dưỡng trong khoai lang sẽ càng suy giảm, lượng đường tăng lên, tinh bột trong khoai bị biến đổi, các khoáng chất cũng mất dần...
Bạn có thể ăn khoai lang vào buổi sáng, vừa bổ sung năng lượng cho cơ thể, vừa có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa bệnh tật và giúp giảm cân hiệu quả.
Thời điểm trong ngày không nên ăn khoai lang
Khoai lang là một trong những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Nó thường xuất hiện trong thực đơn giảm cân của nhiều người. Khoai lang dù bổ nhưng không phải ăn lúc nào cũng được.
Có 3 thời điểm mà chúng ta nên hạn chế ăn khoai lang.
- Khi đói bụng: Do khoai lang chứa nhiều đường, nếu ăn khi bụng rỗng sẽ gây tăng tiết dịch vị tạo ra cảm giác nóng ruột, ợ chua, trướng bụng. Để tránh tình trạng này, hãy chắc chắn khoai được nấu, luộc, nướng chín kỹ trước khi ăn.
- Sau 12 giờ trưa: Đây là thời điểm khả năng trao đổi chất của cơ thể kém đi. Nếu ăn khoai lang, hàm lượng đường trong khoai sẽ tích tụ lại mà không được xử lý ngay, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.
- Buổi tối: Ăn khoai lang vào buổi tối dễ gây trào ngược axit dạ dày. Những người dạ dày yếu hoặc người cao tuổi dễ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu gây ra mất ngủ.
Một số lưu ý khi ăn khoai langTránh ăn khoai sống
Củ khoai lang chứa những chất cần phải có nhiệt mới phá hủy được. Nếu ăn khoai lang sống, màng tế bào tinh bột chưa bị phá hủy sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn...
Không tích trữ khoai lang lâu
Một số người mua khoai lang về tích trữ lâu vì cho rằng khoai "xuống nước" sẽ càng ngọt hơn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, khoai để lâu sẽ giảm giá trị dinh dưỡng, lượng đường tăng, một số chất trong khoai bị biến đổi... không tốt cho người sử dụng.
Người có hệ tiêu hóa không tốt nên hạn chế ăn khoai lang
Những người hay bị đầy hơi, trướng bụng nếu ăn khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng... nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh thận nên tránh ăn khoai lang
Khoai lang dầu chất xơ, vitamin A, kali... không phù hợp với người bị bệnh thận. Khi thận suy yếu, khả năng loại bỏ kali dư thừa bị hạn chế. Ăn nhiều các thực phẩm chứa kali sẽ gây ra các phản ứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.