Bấm lỗ tai giờ đây cũng là một phong cách thời trang được nhiều người ưa chuộng, chính vì thế mà nhiều bố mẹ ngay từ khi con mới sinh ra đã bấm lỗ tai cho con. Tuy nhiên, bấm lỗ tai cho trẻ từ sớm cũng có thể khiến trẻ gặp phải một số rủi ro.
Tiến sĩ Bilal Khan, chuyên gia tư vấn, khoa Nhi, bệnh viện Siêu chuyên khoa Narayana, Gurugram chia sẻ với The Indian Express về thời điểm thích hợp để bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh.
Ông nói: “Trẻ bấm lỗ tai sớm có nguy cơ bị nhiễm trùng bất cứ khi nào vì hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn yếu và đang trong quá trình phát triển. Vì vậy cách tốt nhất là nên đợi con đủ tuổi để tiêm chủng ngừa uốn ván, và chờ ít nhất sáu tháng sau tiêm mới bấm lỗ tai cho con bạn”.
Nên tiêm chủng ngừa uốn ván cho trẻ rồi mới bấm lỗ tai. Ảnh: ST
Trong trường hợp bấm lỗ tai cho trẻ khi còn rất nhỏ mà trẻ có tình trạng bị nhiễm trùng kèm theo sốt thì bố mẹ cần phải đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.
Tiến sĩ Manish Mannan, HOD - Nhi khoa và Sơ sinh, Bệnh viện Ký sinh trùng Gurugram thì khuyên rằng: “Ở độ tuổi mới lớn, trẻ con rất tò mò về điều mới lạ, dẫn đến việc liên tục chạm tay vào lỗ bấm và nghịch bông tai, điều này có nguy cơ bị nhiễm trùng”.
Ông ấy nói rằng rất khó để chống lại nó do khả năng miễn dịch của trẻ kém hơn. Vì vậy hãy chờ trẻ lớn rồi bấm lỗ tai.
Ngoài ra, Tiến sĩ Mannan còn đề xuất một số mẹo phòng ngừa để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
- Các phương pháp xỏ lỗ tai truyền thống có thể không hợp vệ sinh và nên tránh cho trẻ. Nên chọn các cơ sở uy tín để thực hiện bấm lỗ tai cho trẻ.
- Trong khoảng thời gian 2 tuần kể từ khi bấm tai, trẻ rất dễ bị nhiễm trùng do đó cần hạn chế cho bé nghịch nước bẩn và cha mẹ nên bôi thuốc kháng sinh hoặc cho uống thuốc để tình trạng viêm nhiễm không lây lan.